Xin chào Khách đã ghé thăm Diễn đàn Foodnk.com! Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Diễn đàn, vui lòng bấm vào đây để ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN trước khi có thể post bài. Xem hướng dẫn tại đây! Nếu bạn là Thành viên vui lòng ĐĂNG NHẬP để sử dụng hết các chức năng của Diễn đàn!
Chào các bạn!

Hiện tại Forum đang mở rộng quy mô nên toàn bộ hoạt động mới trên forum phiên bản này là bị inactive. Các bạn chuyển qua Phiên bản 3.0: http://forum.foodnk.com nhé!

Phiên bản mới thân thiện hơn và chạy nhanh hơn. Đăng ký Thành viên cũng dễ hơn...

Hy vọng các bạn thấy hữu ích! Hãy cùng tham gia nhé!

Thân!
Admin

Các Chủ Đề Mới · Thành Viên · Quy định Diễn đàn · Tìm kiếm · RSS
  • Page 1 of 1
  • 1
Diễn đàn » KHU VỰC CHUYÊN NGÀNH CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM » Những Vấn Đề Mới Trong Công Nghệ Thực Phẩm » Tiểu Luận: Men in aprons
Tiểu Luận: Men in aprons
trcnamDate: Thứ Ba, 02-10-2012, 3:27 PM | Message # 1
Cấp bậc: Food-6
Quyền: Quản Trị Cấp Cao
Số bài đăng: 167
Cảm ơn: 1
Hiện đang: Offline
Nội dung bài

Trước xu hướng người đàn ông vào bếp, một trong 10 xu hướng phát triển thực phẩm của thế giới, đã mở ra cho những nhà sản xuất không ít cơ hội. Tuy nhiên, bất kỳ một sự đổi mới nào cũng phải đối mặt với khó khăn, thách thức. Bên cạnh đó, mỗi quốc gia với nền văn hóa truyền thống và trình độ phát triển khác nhau thì khó khăn gặp phải với xu hướng người đàn ông vào bếp lại thể hiện khác nhau.

Được sự quan tâm, góp ý của các bạn trong suốt thời gian thời gian vừa qua. Nhóm xin tổng hợp lại thông qua các câu hỏi và những đóng góp ý kiến của các bạn, cũng như hướng giải quyết vấn đề của nhóm, để một lần nữa chúng ta cùng nhìn lại bức tranh của toàn xã hội với xu hướng tương lai “người đàn ông trong chiếc tạp dề” sẽ như thế nào nhé.

1. Nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng người đàn ông vào bếp là gì?
Người đàn ông vào bếp vì những lý do chính sau:
– Lòng đam mê và sở thích với công việc bếp núc.
– Sự biến động về kinh tế làm cho tỷ lệ đàn ông thất nghiệp ngày càng tăng.
– Quan điểm bình đẳng giới ngày càng được chú trọng ở các quốc gia. Phụ nữ tham gia nhiều hơn đến các hoạt động bên ngoài, cũng như có vị trí ngày càng cao hơn trong xã hội nên họ giành ít thời gian cho việc bếp núc.
– Khao khát được chăm sóc những người mình yêu thương.
– Xu hướng sống tự lập của giới trẻ ngày nay.

2. Đất nước ta là một quốc gia còn mang nặng tư tưởng “ chuyện bếp núc là chuyện của đàn bà”, tồn tại cùng với quan niệm phong kiến người đàn ông là trụ cột trong gia đình. Chính những điều này đã dẫn đến nhiều khó khăn và bất cập gặp phải khi xã hội đứng trước xu hướng “Men in aprons” của thời đại. Vậy ta cần làm gì để góp phần tích cực làm đổi hiện trạng này ở nước ta?
Một số ý kiến đưa ra để giải quyết vấn đề này như sau:
– Tiến hành các cuộc vận động đàn ông vào bếp, thông điệp của chương trình cần thể hiện rõ người đàn ông vào bếp là một cử chỉ đẹp, thể hiện tình yêu thương gia đình, là hành động thể hiện tinh thần bình đẳng giới…
– Thường xuyên đưa hình ảnh những người đàn ông tham gia công việc bếp núc vào xã hội thông qua các chương trình quảng cáo sản phẩm.
– Mở các lớp học dạy nấu ăn cho đàn ông.
– Tổ chức các buổi nói chuyện, tư vấn trực tuyến hay các chương trình nấu ăn để nâng cao hình ảnh của đàn ông trong bếp, truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm nấu ăn. Đưa hình ảnh các đầu bếp nam gắn liền với các chương trình này để cổ vũ và tăng thêm niềm tin cho các đấng mày râu khi vào bếp.

3. Ai là đối tượng khách hàng cho nhà sản xuất?
Khi người đàn ông vào bếp chúng ta có thể chia làm hai đối tượng:
- Đối tượng 1: những người dành ít thời gian cho công việc nấu nướng.
- Đối tượng này thường là: những người đàn ông có công việc ổn định, sinh viên…
- Đặc điểm của đối tượng: không dành nhiều thời gian cho công việc nấu ăn.
- Đối tượng 2: những người dành phần lớn thời gian cho công việc nấu nướng.
- Đối tượng này thường có công việc nội trợ là công việc chính.
- Đặc điểm của đối tượng: dành nhiều thời gian cho công việc nấu ăn.


...
Vượt lên mọi thách thức!
"If you born Poor, it's not your Mistake!
But if you die Poor, it's your Mistake!"
 
Mẹo: Nhấn "Thích" "G+" để thank trcnam!
trcnamDate: Thứ Ba, 02-10-2012, 3:28 PM | Message # 2
Cấp bậc: Food-6
Quyền: Quản Trị Cấp Cao
Số bài đăng: 167
Cảm ơn: 1
Hiện đang: Offline
4. Những khó khăn người đàn ông gặp phải khi vào bếp là gì?
– Lựa chọn thực phẩm.
– Đi chợ.
– Sơ chế nguyên liệu, nêm nếm gia vị, công thức nấu ăn…
5. Cơ hội của các nhà sản xuất trước xu hướng “men in apron” là gì?
– Đối tượng 1: yếu tố tiện lợi, nhanh gọn được quan tâm hàng đầu. Cơ hội với nhà sản xuất là:
* Tạo ra những thực phẩm đóng hộp tiện lợi, mới lạ trên thị trường. Sản phẩm có thể mang tính chất truyền thống hoặc đặc trưng để tạo ra sự khác biệt, hấp dẫn. Ví dụ như cá kho, sườn nấu đậu…
* Phối chế sẵn gia vị cho một số món ăn.
* Sản xuất nhóm sản phẩm có sẵn các nguyên phụ liệu cần thiết cho một món ăn, đóng vào bao, phối chế sẵn gia vị, kèm theo tờ hướng dẫn nấu ăn.
* Sản xuất nhóm sản phẩm đã sơ chế sẵn như : cắt gọt sẵn những nguyên phụ liệu sẽ giảm bớt thời gian cho các công đoạn lựa chọn nguyên liệu và sơ chế…
– Đối tượng 2: vấn đề sáng tạo, dinh dưỡng được đặc biệt chú ý.
Thông thường người đàn ông có hai vai trò:
* Đầu bếp: với công việc chính là nấu ăn thì yếu tố sáng tạo, độc đáo, ngon miệng được quan tâm nhiều nhất. Với họ có vẻ từ khâu lựa chọn nguyên liệu, xử lý,… đến khâu nấu cho ra món ăn đều phải tự tay thực hiện.
Cơ hội cho nhà sản xuất là:
+ Sản xuất thực phẩm tươi sạch.
+ Sử dụng các công nghệ hiện đại như công nghệ chiếu xạ, công nghệ gen… để tạo ra những nguồn nguyên liệu mới với những tính năng ưu việt…
* Người nội trợ: với mong muốn chăm sóc những người thân yêu trong gia đình nên họ quan tâm nhiều đến giá trị dinh dưỡng, sức khỏe cũng như khẩu vị của các thành viên.
Vì vậy, cơ hội cho các nhà sản xuất là các loại thực phẩm như:
+ Thực phẩm chức năng như : gạo lức, omega-3, omega-6, …
+ Sản phẩm thực phẩm có bổ sung dưỡng chất như: đường bổ sung DHA, sữa chứa probiotic, …
Ngoài ra, nhà sản xuất có thể lợi dụng những khó khăn này để đáp ứng kịp thời nhu cầu người tiêu dùng như:
- Lập bảng dinh dưỡng của món ăn, bảng hướng dẫn chi tiết cách nấu ăn đính kèm trên các sản phẩm sơ chế sẵn.
- Thiết kế các dụng cụ, thiết bị nấu ăn nhằm giúp bảo toàn tối đa lượng vitamin, dinh dưỡng…Ví dụ: dao cắt không làm mất nước của các loại trái cây, rau quả… Các máy móc thiết bị công nghệ cao để việc nấu ăn trở nên đơn giản, nhanh chóng.
- Đính kèm sách hướng dẫn nấu ăn hoặc một số đề xuất món ăn cho loại thực phẩm được bán.
- Thiết kế trang web, rao hàng, đặt hàng, mua hàng trực tiếp trên mạng và giao hàng tận nhà.
- Áp dụng các phương pháp bảo quản để tăng cường thời gian bảo quản cho sản phẩm.
- Phân phối sản phẩm đến các siêu thị để người đàn ông đi chợ được dễ dàng.
- Sử dụng bao bì thông minh để hỗ trợ trong việc lựa chọn sản phẩm.
6. Vậy xu hướng “ Men in apron” ở nước ta sẽ tiếp tục tăng hay giảm?


...
Vượt lên mọi thách thức!
"If you born Poor, it's not your Mistake!
But if you die Poor, it's your Mistake!"
 
Mẹo: Nhấn "Thích" "G+" để thank trcnam!
Diễn đàn » KHU VỰC CHUYÊN NGÀNH CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM » Những Vấn Đề Mới Trong Công Nghệ Thực Phẩm » Tiểu Luận: Men in aprons
  • Page 1 of 1
  • 1
Search:

Thành Fan của FoodnK
Liên kết website
Tải MIỄN PHI Đồ án - Luận văn - Tiểu luận
Hỏi - Đáp Chuyên ngành CNTP - CNSH
Click chơi game Câu cá cực đỉnh!
Mua sắm
Thăm dò
Bạn biết đến FoodnK.com qua?
Tổng số trả lời: 110
Thống kê