Xin chào Khách đã ghé thăm Diễn đàn Foodnk.com! Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Diễn đàn, vui lòng bấm vào đây để ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN trước khi có thể post bài. Xem hướng dẫn tại đây! Nếu bạn là Thành viên vui lòng ĐĂNG NHẬP để sử dụng hết các chức năng của Diễn đàn!
Chào các bạn!

Hiện tại Forum đang mở rộng quy mô nên toàn bộ hoạt động mới trên forum phiên bản này là bị inactive. Các bạn chuyển qua Phiên bản 3.0: http://forum.foodnk.com nhé!

Phiên bản mới thân thiện hơn và chạy nhanh hơn. Đăng ký Thành viên cũng dễ hơn...

Hy vọng các bạn thấy hữu ích! Hãy cùng tham gia nhé!

Thân!
Admin

Các Chủ Đề Mới · Thành Viên · Quy định Diễn đàn · Tìm kiếm · RSS
  • Page 1 of 1
  • 1
Diễn đàn » KHU VỰC CHUYÊN NGÀNH CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM » Hóa sinh Công nghiệp - Thực phẩm » Saccharin (đường hóa học)
Saccharin
narrentDate: Thứ Sáu, 05-10-2012, 12:11 PM | Message # 1
Cấp bậc: Food-1
Quyền: Thành viên
Số bài đăng: 1
Cảm ơn: 0
Hiện đang: Offline
mình đang cần tài liệu về chất này ai có thì cho mình xin với smile
 
Mẹo: Nhấn "Thích" "G+" để thank narrent!
trcnamDate: Thứ Bảy, 06-10-2012, 3:30 PM | Message # 2
Cấp bậc: Food-6
Quyền: Quản Trị Cấp Cao
Số bài đăng: 167
Cảm ơn: 1
Hiện đang: Offline
Có phải bạn cần phụ gia tạo ngọt nhân tạo Saccharin không?

Một vài thông tin cho bạn:

Saccharin - chất tạo ngọt E954

Saccharin (E954) là chất tạo ngọt đầu tiên được phát hiện một cách tình cờ bởi GS. Constantine Fahlberg và GS Ira Remsen tại phòng thí nghiệm trường Đại học Johns Hopkins vào năm 1878. Tuy là chất ngọt nhân tạo tồn tại lâu đời nhất nhưng những ảnh hưởng của saccharin tới sức khỏe con người gây nhiều tranh cãi nên mãi cho tới năm 2001 FDA (Cục quản lý an toàn dược phẩm và thực phẩm Mỹ) mới chính thức cho phép sử dụng saccharin.



Ảnh: tradekorea.com

Saccharin có công thức hóa học là C 7 H 5 NO 3 S, danh pháp quốc tế là 1- dioxo-1,2 –benzothiazol – 3-1; tên gọi khác là benzoic sunfimit hoặc octho sunphobenzamit.

Vào năm 1878, khi nghiên cứu về các dẫn xuất trong than đá tại phòng thí nghiệm, tình cờ GS. Constantine Fahlberg và GS Ira Remsen đã phát hiện ra vị ngọt của chất bám trên tay khi ăn bánh mỳ do không rửa sạch tay sau khi thí nghiệm. Đến năm 1879 và năm 1880 họ đã chính thức công bố phát hiện và đặt tên cho chất ngọt này là saccharin.

Bột saccharin kết tinh có màu màu trắng, tan ít trong nước và ête, nhưng dạng muối natri và canxi của nó thì dễ tan. Saccharin ổn định trong môi trường axit, nhưng lại không có phản ứng gì với các thành phần trong thực phẩm nên nó thường được dùng nhiều trong đồ uống, nước ngọt. Ở nhiệt độ cao saccharin vẫn giữ được độ ngọt vốn có, có thể thay thế tối đa là 25% lượng đường saccharose nên cũng được sử dụng trong sản xuất bánh, mứt, kẹo cao su, hoa quả đóng hộp, kẹo, bánh tráng miệng….

Saccharin có độ ngọt cao gấp 200-700 lần những loại đường tự nhiên, nhưng nó có nhược điểm lớn là có hậu vị cay và đắng, cùng với mùi kim loại nhất là khi nồng độ cao. Vì vậy saccharin thường được kết hợp với các loại đường khác như đường cyclamate và aspartame với nồng độ thấp, để bổ trợ và khắc phục nhược điểm này.

Cũng như nhiều chất ngọt thay thế khác saccharin không bị hấp thu bởi hệ tiêu hóa, không gây ảnh hưởng tới hàm lượng insulin trong máu, không tạo năng lượng. Vì vậy saccharin được xếp vào nhóm chất ngọt không calo, còn được sử dụng trong cả những sản phẩm mỹ phẩm, vitamin và dược phẩm.



Ảnh: centerchicago.blogspot

Trên thị trường saccharin xuất hiện với những tên thương mại như: Sweet’n Low, Sugar Twin, Sweet Magic, Zero-Cal. Nhiều năm sau khi saccharin được tổng hợp và ứng dụng trong sản xuất như một chất ngọt thay thế duy nhất lúc đó, thì đến năm 1977 một nghiên cứu của Canada cho biết saccharin gây ung thư bàng quang ở chuột đã gây hoang mang lớn cho người tiêu dùng. Khi đó FDA cũng đã phát lệnh cấm sử dụng saccharin trong thực phẩm và dược phẩm, nhưng do vào thời điểm đó saccharin là chất ngọt nhân tạo duy nhất và nhiều người vẫn muốn sử dụng những sản phẩm thực phẩm có chứa nó đặc biệt là những bệnh nhân tiểu đường. Trước những sức ép của người dân và cả nhà sản xuất Quốc hội Mỹ đã buộc phải cho sử dụng nhưng yêu cầu trên nhãn sản phẩm ghi rõ sản phẩm có chứa saccharin có nguy cơ gây nguy hiểm cho sức khỏe.

Sau đó, đã có hơn 30 nghiên cứu chứng minh saccharin hoàn toàn an toàn trên người. Đến cuối năm 2000 FDA đã chính thức loại bỏ saccharin ra khỏi danh mục những chất gây ung thư và cho phép gỡ bỏ những cảnh báo trên. Nhưng các chuyên gia cũng cảnh báo tới khả năng gây dị ứng sunfonamid ở những người sử dụng thuốc sulfa. Triệu chứng với dị ứng này là đau đầu, khó thở, phát ban, tiêu chảy. Saccharin được tìm thấy trong sữa công thức còn có nguy cơ gây rối loạn chức năng cơ. Với những đối tượng như phụ nữ có thai, trẻ nhỏ và đặc biệt là trẻ sơ sinh không nên sử dụng sản phẩm chứa saccharin.

Liều dùng khuyến cáo

Tuy cũng đã có nhiều nghiên cứu chứng minh saccharin là an toàn tới sức khỏe, nhưng để đảm bảo sức khỏe đối với người tiêu dùng các nhà chức trách cũng đã đưa ra liều dùng khuyến cáo. Theo FDA thì liều dùng cho phép mỗi ngày (ADI) là 5mg/kg thể trọng còn theo WHO là 0-15mg/ kg thể trọng. Tức là, với một người có cân nặng là 50kg thì lượng được saccharin tối đa đưa vào cơ thể là 50 kg x15mg/kg = 750mg/ ngày. Tốt nhất chỉ dùng lượng đường hóa học ở mức 30% ADI tức là chỉ khoảng 250mg/ngày.

Xuân Hiền
Nguồn angi.com.vn


Bạn tham khảo thêm tại http://saccharin.org/ nhé!
Bạn thử tải bài bày về tham khảo xem sao nhé!!!
Link tải về file tiểu luận: Mạng yếu quá không úp lên được,cập nhật vào hôm sau nhé bạn! biggrin


...
Vượt lên mọi thách thức!
"If you born Poor, it's not your Mistake!
But if you die Poor, it's your Mistake!"
 
Mẹo: Nhấn "Thích" "G+" để thank trcnam!
Diễn đàn » KHU VỰC CHUYÊN NGÀNH CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM » Hóa sinh Công nghiệp - Thực phẩm » Saccharin (đường hóa học)
  • Page 1 of 1
  • 1
Search:

Thành Fan của FoodnK
Liên kết website
Tải MIỄN PHI Đồ án - Luận văn - Tiểu luận
Hỏi - Đáp Chuyên ngành CNTP - CNSH
Click chơi game Câu cá cực đỉnh!
Mua sắm
Thăm dò
Bạn biết đến FoodnK.com qua?
Tổng số trả lời: 110
Thống kê