Home » Tin tức » Thủy sản một năm 2012 nhìn lại: Cá tra nhiều sóng gió

Thủy sản một năm 2012 nhìn lại: Cá tra nhiều sóng gió
Nhìn lại quá trình SXKD con cá tra năm 2012, giới hữu quan đánh giá chung tình hình không tốt. Tiếp xúc với chúng tôi, tất cả họ đều có chung ý kiến như vậy.


Giá cá tra liên tục giảm, diện tích nuôi cá mỗi năm giảm mạnh

Mạnh mà yếu

Con cá tra là thế mạnh của ĐBSCL đang gặp khó ở đầu vào lẫn đầu ra. Vì lẽ đó, cá tra đang bị suy giảm nặng về số lượng, cả về giá bán. Ở Đồng Tháp, diện tích giảm mạnh khoảng 30-40% so với năm 2008. Còn giá cá thương phẩm tiếp tục nằm dưới giá thành; nhưng giá đầu vào là nguồn thức ăn tăng liên tục đã gây lỗ lã cho ngành nuôi cá tra.

Đánh giá chung về tình hình thủy sản trong năm và dự báo triển vọng, ông Trần Thiện Hải, Chủ tịch VASEP cho biết: "Trong năm 2012, người nuôi và DN chế biến XK thủy sản gặp khó về vốn, dịch bệnh, thiếu hụt nguồn nguyên liệu và ngành thủy sản sẽ tiếp tục đối mặt khó khăn này trong năm tới”. Vì vậy, nhiều đại biểu cho rằng, ngân hàng, chính quyền, người nuôi và DN phải cùng nhau nỗ lực nghiên cứu, thực hiện nhiều giải pháp để cứu ngành thủy sản.

Đánh giá về những hoạt động liên quan đến con cá tra năm qua, ông Lê Chí Bình, Phó Chủ tịch Hiệp hội nghề nuôi cá & chế biến thủy sản An Giang, cho biết: "Thị trường cá tra hiện nay xấu quá. Nông dân không còn thiết tha đến việc nuôi. Trước đây cao điểm ở mức 1.100 ha mà nay chỉ còn khoảng 800 ha. Trong đó, chỉ còn 15-20% tự nuôi, phần còn lại nuôi gia công. Còn DN gặp phải cảnh thị trường xuất khẩu xấu. Trước đây, có 17 DN và 23 nhà máy chế biến XK cá tra; nay chỉ còn khoảng 1/4 đơn vị hoạt động gia công”.

Hiện giờ, một mặt, chúng ta vẫn bị tác động mạnh bởi thị trường thế giới mất ổn định. Giá cá tra nằm ở đỉnh năm 2012 là 26.000 đồng/kg, nay chỉ còn 22.500-23.000 đồng/kg. Nông dân vẫn còn lỗ từ 2.000-3.000 đồng/kg; chưa nói đến chuyện có lời. Mặt khác, vừa qua DN cũng tự làm rối giá cả và một phần do sự quản lý ngân hàng không được tốt. Trong khi, nguồn thức ăn thì vẫn tiếp tục tăng vì phần lớn nguyên liệu để SX thức ăn chúng ta phải nhập khẩu đến 80%. Còn việc quy hoạch vùng SX nguyên liệu làm nguồn thức ăn cho cá vẫn chưa được quy hoạch tốt”.

Nói về việc XK cá tra, bà Nguyễn Thị Huệ Trinh, TGĐ Cty CP Thuận An (An Giang), từng là Cty chuyên XK mặt hàng cá tra phi lê vào thị trường châu Âu, cho rằng: "2012 là năm hết sức khó khăn cho con cá tra. Cty đã giảm mặt hàng này xuống còn 40%. Tuy nhiên, chúng tôi lại đẩy mạnh mặt hàng XK bột cá và mỡ cá trong 2012 đạt trên 100 ngàn tấn, đem về doanh thu 100 triệu USD. Đây là hướng đi mới, nhằm tránh đi sự lỗ lã của việc XK cá tra phi lê; bên cạnh đó cũng nhằm nâng cao chuỗi giá trị cá tra từ phụ phẩm bỏ đi”.

Ông Nguyễn Ngọc Hải, Chủ nhiệm HTX Thủy sản Thới An bày tỏ: Muốn nuôi cá tra sạch phải đầu tư lại hệ thống hạ tầng ao nuôi; cách quản lý; kỹ thuật nuôi, bắt đầu tư khâu con giống khỏe, sạch bệnh; ao hầm phải có kênh cấp-thoát nước, ao lắng và đặc biệt là mật độ thả cá nuôi phải giảm, sản lượng giảm từ 300-400 tấn/ha xuống còn chừng 200 tấn/ha... Cần có quy hoạch vùng nuôi 50-70 ha để cùng làm tựa như làm lúa trên cánh đồng mẫu lớn, với điều kiện kênh cấp thoát nước đảm bảo sử dụng nguồn nước sạch.

Chia sẻ chất lượng con giống, ông Mai Chí Tâm, Chủ nhiệm CLB thủy sản xã Thới Đông, huyện Cờ Đỏ (TP. Cần Thơ) tâm sự: "Khi cá giống hút hàng, lợi nhuận cao, chẳng trách người ương cá ồ ạt đào ruộng, lên ao. Từ việc làm tự phát này, cá giống kém chất lượng do bắt cá bố mẹ đẻ quá dày dội chợ. Tôi và các hội viên rất mong cơ quan nhà nước quy hoạch lại vùng ương cá giống và đặc biệt phải có hàng rào pháp lý về việc cấp phép cho các đơn vị ương cá giống”.

Còn ông Nguyễn Minh Kha, một hộ nuôi cá tra lâu năm trên "cồn tỷ phú” (nhờ nuôi cá tra) thuộc phường Tân Lộc, quận Thốt Nốt (TP. Cần Thơ) kể về sự thua lỗ khi đeo đuổi con cá tra: "Nhà có 5 ao nuôi với tổng diện tích trên 10.000 ha. Trong vụ nuôi đầu, gia đình bán cá đúng lúc rơi vào thời điểm 19.000 đồng/kg làm hại thua lỗ gần 2 tỷ đồng. Không tiền đáo hạng ngân hàng, hết tiền đầu tư nên đành phải treo ao hơn 1 nửa. Cũng may số ao còn lại có người thuê, chứ nếu không chẳng biết gia đình sẽ sống ra sao khi tất cả vốn liếng đổ hết vào con cá tra”.

Tuy nhiên, để người nuôi tiếp tục theo con cá "trời ban cho vùng ĐBSCL” này thì rất mong cơ quan chức năng siết chặt lại chất lượng con giống, chất lượng thức ăn và giá cả. Đặc biệt, phải xây dựng giá sàn XK để người nuôi tính được bài toán lời lỗ khi đầu tư vào con cá tra.

Phải làm lại thôi

Để duy trì ổn định trong lúc gặp khó khăn, UBND tỉnh Đồng Tháp quy hoạch vùng nuôi cá khép kín, tập trung với diện tích lớn, có nhà máy chế biến XK mới mong mang lại hiệu quả. Mặt khác, chính quyền cũng kêu gọi giảm các hộ nuôi tự phát hoặc nuôi nhỏ lẻ nên chuyển sang nuôi con khác hoặc nuôi gia công cho các DN có vốn mạnh, có nhà máy chế biến XK.

Ngoài ra, cũng phải ghi nhận hướng đi riêng trong thời kỳ hết sức khó khăn, Cty Thuận An biết kịp thời chuyển sang chiến lược xuất khẩu mỡ cá và bột cá tra, biến nó trở thành thế mạnh của Cty trong năm 2012. Quả là trong "cái khó ló cái khôn”, nhà máy Thuận An vẫn hoạt động bình thường với 1.500 công nhân luôn có việc làm ổn định, đạt doanh số năm nay cao hơn năm ngoái khoảng 150%; trong khi, một số Cty XK cá tra khác ở ĐBSCL lại cắt giảm công nhân hoặc SX cầm chừng để giữ chân công nhân.

Điều đáng mừng khác là Cty thực hiện đầu tiên ở ĐBSCL chuỗi liên kết dọc về cá tra, bao gồm: giống, thức ăn, nhà máy chế biến XK, hộ nuôi… Cty hiện có vùng nuôi tự cung cấp nguyên liệu 30 ha, trong đó có 15 ha được công nhận đạt GlobalGAP.

Còn thời gian tới, họ hy vọng gì? Ông Bình cho biết thêm: "Phải chờ hết quý I/2013 mới hy vọng nắm bắt được thị trường. Cũng hy vọng cuối năm 2012, Đại hội thành lập Hiệp hội cá tra VN mở ra một chương mới cho tất các các DN và các thành phần trong chuỗi cá tra. Mong rằng đại diện mọi thành phần tham gia đại hội đông đủ để có tiếng nói chung tạo ra sự đồng thuận và liên kết đưa con cá tra quay lại thị trường một cách bền vững”.

Về con giống, vấn đề "sinh tử” cho việc tái lập lại hoạt động bền vững, ông Tâm có ý kiến thêm với các nhà chuyên môn: "Các cơ quan chức năng chuyên môn cũng cần chú tâm đến nguồn cá bố mẹ; thuần dưỡng làm sao có đàn cá bố mẹ đảm bảo về số lượng. cả chất lượng. Một khi có đàn cá bố mẹ tốt, vùng ương cá được quy hoạch, có kiểm soát kỹ thuật ương cá thì chất lượng cá giống sẽ được cải thiện”.

Theo Taynam.com.vn
Mục: Tin tức | Người đăng: trcnam (20-12-2012)
Đã xem: 1184 | Thẻ: cá tra, nhìn lại, Thủy sản, 2012 | Bình chọn: 5.0/1

NHẬN BÀI VIẾT ẨM THỰC MỚI QUA EMAIL:

Tổng lời bình: 0
Gửi bình luận của bạn (viết Tiếng Việt có dấu):
Chỉ Thành viên mới được phép bình luận. Vui lòng Đăng ký hoặc Đăng nhập!

ĐĂNG KÝ ĐĂNG NHẬP

Click mua sắm nhé! XEM THÊM TIN MỚI
  • Thành Fan của FoodnK
    Liên kết website
    Tải MIỄN PHI Đồ án - Luận văn - Tiểu luận
    Hỏi - Đáp Chuyên ngành CNTP - CNSH
    Click chơi game Câu cá cực đỉnh!
    Thăm dò
    Bạn biết đến FoodnK.com qua?
    Tổng số trả lời: 110
    Thống kê

    Đang online: 1
    Khách: 1
    Thành viên 0