Home » Kiến thức » Ưu, nhược điêm của tiêu chuân GAP, BRC
10:51 AM Ưu, nhược điêm của tiêu chuân GAP, BRC |
Tiêu chuẩn GAP là tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt. Tên đầy đủ tiếng anh là Good Agriculture Practices. Tiêu chuẩn GAP được thiết kế đặc thù cho việc sản xuất nông nghiệp. ![]() Đối với GAP thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho lĩnh vực rau quả tươi, nó đưa ra những yêu cầu sau:
Với tiêu chuẩn GAP trong lĩnh vực chăn nuôi, trang trại, có thêm các yêu cầu về vệ sinh chuồng trại, chăm sóc thú y, điều kiện giết mổ và vận chuyển. Bên cạnh mối quan tâm về an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn GAP còn chú trọng tới vấn đề bảo vệ môi trường và sức khỏe người lao động. Còn tiêu chuẩn BRC Global Food Safety là tiêu chuẩn đặc thù về quản lý an toàn thực phẩm. Tiêu chuẩn GAP được sử dụng để quản lý an toàn thực phẩm, môi trường tại trang trại và đồng ruộng. Còn tiêu chuẩn BRC chỉ được sử dụng để quản lý an toàn thực phẩm cho các cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm. Tiêu chuẩn BRC do hiệp hội bán lẻ Anh ban hành. Các yêu cầu đưa ra của BRC là:
Tiêu chuẩn BRC được sử dụng như là chìa khóa cho các doanh nghiệp thực phẩm muốn xuất khẩu sản phẩm tới thị trường Anh. Tuy nhiên một số thị trường khác cũng chấp nhận tiêu chuẩn này để đánh giá nhà cung cấp. Tiêu chuẩn GAP (GLOBAL GAP) được thừa nhận trên nhiều quốc gia trên thế giới. Hiện nay tiêu chuẩn ISO22000 được sử dụng phổ biến hơn. Đây là tiêu chuẩn quản lý an toàn thực phẩm áp dụng được trên cả trang trại, đồng ruộng tới các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm. Tiêu chuẩn ISO22000 do tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ban hành và có giá trị trên phạm vi toàn cầu. |
|
NHẬN BÀI VIẾT KIẾN THỨC MỚI QUA EMAIL:
|
Tổng lời bình: 0 | |
Click Mua Sắm Nhé | XEM THÊM KIẾN THỨC MỚI |
Thành Fan của FoodnK
Bài xem nhiều
Cùng thử nào!
Tài liệu mới
Kiến thức bổ ích
Thăm dò
Thống kê
Đang online: 1
Khách: 1
Thành viên 0